Mã QR là chữ viết tắt của từ “Quick Response”, là biểu tượng hình vuông với hai màu đen trắng. Không phải mã QR lúc nào cũng có hình dạng như 1 ô vuông nhưng nhìn chung, mã QR sẽ có hình dạng như sau:
Nói 1 cách dễ hiểu, mã QR là 1 dạng mã hóa một chuỗi ký tự nào đó. Mọi người có thể sử dụng ứng dụng Zalo, phần mềm Barcode Scanner cho điện thoại Android, phần mềm RedLaser for IOS cho điện thoại Iphone hoặc các loại máy đọc, máy quét để quét được mã QR. Sau khi quét mã, thông tin được mã hóa trong đó sẽ được hiển thị trên thiết bị quét mã.
Ví dụ: Liên kết đến 1 Website, 1 tin nhắn văn bản bất kỳ, số điện thoại, địa chỉ, email hay 1 nội dung bất kỳ nào đó.
Các bước để tạo được mã QR tài liệu khá là đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các thao tác sau:
Có rất nhiều trình tạo mã QR tài liệu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, dưới đây là 9 trang web tạo mã QR tài liệu tốt nhất, bởi nó cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn và khả năng tương thích cao với hầu hết các ứng dụng đọc mã QR trên di động.
Danh sách các ứng dụng tạo mã QR tài liệu tốt nhất:
Bước 2: Nhập thông tin và tùy chỉnh cài đặt
Tiếp theo, chọn 1 trong các trình tạo mã QR tài liệu ở bên trên và thực hiện theo chỉ dẫn. Thường mình hay sử dụng Qr-code-generator.com, đây là một trong 9 trình tạo mã QR ưa thích của mình.
Sau khi mở trình tạo mã QR, hệ thống sẽ hỏi bạn muốn hiển thị nội dung gì khi quét mã QR (Liên kết đến Website, mạng xã hội, thông tin sự kiện, tài liệu, Feedback khách hàng,…).
Lưu ý: Trên trình tạo mã sẽ gợi ý cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau như: Một bộ ảnh sưu tập cho sản phẩm, một video, một trang web hướng dẫn cách sử dụng và chính sách vận chuyển, chính sách bảo hành. Hoặc thông tin chi tiết của một sự kiện, một bộ tài liệu, cửa hàng ứng dụng, MP3,…
Có 2 loại mã QR cho bạn lựa chọn là: QR động (Dynamic) và QR tĩnh (Static).
Tạo mã QR tĩnh cho sản phẩm
Mã QR tĩnh có thể lưu trữ trực tiếp các thông tin qua văn bản, đường dẫn đến các liên kết. Nhưng thong tin này không thể thay đổi hoặc chỉnh sửa được. Vì thế, QR tĩnh thường chỉ được áp dụng cho những thông tin không thay đổi (Ví dụ như: Ngày tháng năm sinh, ngày thành lập công ty,…)
Điểm yếu đáng kể của việc tạo mã QR là nếu bạn chọn mã QR tĩnh thì bạn không thể chỉnh sửa dữ liệu chứa trong đó khi bạn in. Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn mã QR động như hình bên dưới để có thể chỉnh sửa và cập nhật được dữ liệu mới, bổ sung thêm thông tin cho khách hàng.
Tạo mã QR động cho sản phẩm
Điểm khác biệt của QR động so với QR tĩnh là có thể chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu mới. Mã QR động được tạo và áp dụng một lần, bạn có thể thay đổi thông tin mà không cần thay đổi mã QR đã tạo trước đó nhưng khi quét mã vẫn hiển thị được những thông tin mới cập nhật.
Nên sử dụng mã QR động hay tĩnh?
Lựa chọn mã QR động sẽ tốt hơn so với QR tĩnh bởi mã QR động có thể cập nhật thông tin khi sản phẩm của bạn có sự thay đổi về giá cả, thành phần,… Tuy nhiên, với một số thông tin có tính chất không thay đổi, bạn có thể sử dụng mã QR tĩnh vì mã này không cần yêu cầu bất kỳ công nghệ cao nào và thường được cấp miễn phí.
Trong quá trình tạo mã QR sản phẩm, bạn có thể tùy chỉnh thiết kế mã QR cho thương hiệu của mình như điều chỉnh màu sắc, chèn logo của bạn,…
Cách tạo mã QR cho sản phẩm không thể bỏ qua được bước kiểm tra mã. Trước khi sử dụng mã QR, bạn nên kiểm tra xem mã có đúng không và nên kiểm tra thử ở nhiều người. Một số nơi khá tốt để bạn có thể bắt đầu kiểm tra là Google Goggles, bạn sẽ kiểm tra được liên kết hay những thông tin nào mà mã QR đọc được.
Ngoài ra, bạn có thể thao khảo thêm công cụ khác như QR Code Reader. Công cụ này sẽ tự động đưa bạn đến bất cứ thông tin nào mã QR đọc được. Sách điện tử của Apple cũng cung cấp trình đọc mã QR tích hợp trên iOS 7. Vì vậy, bạn cũng nên kiểm tra trên đó để đảm bảo mã của mình cũng có thể đọc được.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Chiến
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn